Sốt xuất huyết là căn bệnh quen thuộc, tồn tại hàng chục năm qua tại Việt Nam. Đa số bệnh nhân đều tự phục hồi sau 7-10 ngày, chỉ một bộ phận chuyển nặng nên nhiều người lơ là.
Sốt xuất huyết thường giảm sốt sau ngày thứ 3, người bệnh dễ chịu hơn và nghĩ rằng đã khỏi bệnh. Nhưng đây lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất, dễ xảy ra các biến chứng.
Theo các bác sĩ, trong giai đoạn ngày thứ 3-7 của bệnh, khoảng 10-20% bệnh nhân mệt mỏi hơn, tay chân nổi ban, đau vùng bụng bên phải, buồn nôn, chảy máu răng, máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, tay chân lạnh... Đây là triệu chứng của sốc.
Nếu không được nhập viện, hồi sức kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Diễn biến này có thể xảy ra ở mọi đối tượng mắc sốt xuất huyết. Hiện đã ghi nhận một số bệnh nhân sốt xuất huyết bị truyền dịch sớm, tiêm thuốc vào bắp khiến bệnh trở nặng, nguy kịch.
Để cung cấp thuốc chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, ngày 9/9, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, dung dịch cao phân tử được hướng dẫn sử dụng trong điều trị sốc sốt xuất huyết gồm: Dextran 40, dextran 70, hydroxyethyl starch 6% 200.000 dalton.
Về bệnh tay chân miệng, trong tuần 36, Hà Nội ghi nhận 24 trường hợp mắc. Như vậy năm 2022, TP ghi nhận 1.349 ca mắc; số mắc tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021(198 ca). Ở tuần 36 này, Hà Nội cũng ghi nhận 2.069 người mắc Covid-19. số ca mắc giảm 12,1% so với tuần trước (2.353 ca). Năm 2022, Hà Nội đã tiến hành giải trình tự gen 404 mẫu bệnh phẩm dương tính tại cộng đồng, trong đó biến thể Omicron chiếm ưu thế với 382/404 mẫu (94,5%) nhiễm biến thể Omicron; còn lại 22/404 mẫu (5,5%) nhiễm biến thể Delta. Kết quả giải trình tự gen do Bệnh viện Bạch Mai thực hiện trong tháng 8 ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ các mẫu nhiễm chủng BA.5 so với tháng 7 (tăng từ 20,7% lên 58,1%) và ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4.6. Đến nay BA.5 và các dòng nhánh đã ghi nhận tại 18/30 quận, huyện của TP. |
2. Mắt chuyển sang màu vàng
Một số người không chỉ đỏ mặt sau khi uống mà mắt của họ còn chuyển sang màu vàng mặc dù làn da không thay đổi nhiều. Đặc biệt là sau một đêm ngủ dậy, màng cứng của mắt có màu vàng, đó là tín hiệu cảnh báo gan bị quá tải và cơ thể không được tiêu thụ thêm rượu nữa.
3. Cơ thể bị phù nề
Khi bệnh gan ở trạng thái nhẹ, vùng gần xương mắt cá chân sẽ bị sưng, phù nề nghiêm trọng xảy ra ở vùng toàn bộ chi dưới, tình hình có thể kéo dài. Vì vậy khi uống rượu, nếu bạn cảm thấy cơ thể và mặt mũi sưng phù, bạn nên dừng uống ngay lập tức và đến bệnh viện kiểm tra chức năng gan và tim.
4. Đau gan
Khi bạn cảm thấy đau gan, đó là tín hiệu cho thấy gan bạn đang gặp vấn đề. Đau gan có thể có nhiều dạng. Hầu hết mọi người cảm thấy đau ngầm và nhói ở bụng trên bên phải. Đôi khi, cơn đau này đi kèm với sưng, và bạn cảm thấy đau ở lưng hoặc vai phải.
Bệnh nhân yếu gan nên tránh thực phẩm gì?
- Muối: muối khiến cơ thể bị tích nước, gây ra phù nề. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn hạn chế hoặc tránh dùng thực phẩm có hàm lượng muối cao và sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về chế độ ăn ít muối. Dưới đây là một số thực phẩm nhiều muối cần tránh:
+ Thịt lợn xông khói, xúc xích
+ Rau quả đóng hộp và nước ép rau
+ Thực phẩm đông lạnh
+ Thực phẩm ăn nhẹ đóng gói sẵn như khoai tây chiên và bánh quỵ
+ Đậu nành, nước sốt thịt nướng
+ Súp
+ Muối ăn
- Chất lỏng: Nếu bạn bị phù, bạn sẽ cần giảm hấp thu chất lỏng. Tất cả các loại nước ép, nước ngọt, sữa và những loại đồ uống khác và bất cứ thực phẩm nào chứa nhiều chất lỏng như súp bạn cũng cần tránh. Bạn cần tư vấn bác sĩ về lượng chất lỏng nên hấp thu mỗi ngày.
- Rượu: Rượu khiến cho bệnh gan trầm trọng hơn. Nên tránh uống rượu hoàn toàn và thực hiện chế độ ăn ít đường.
An An (Dịch theo QQ)
Bà mẹ đơn thân không ngờ rằng chính thói quen tưởng như vô hại khi dụng dầu ăn lại khiến cô bị ung thư gan khi tuổi rất trẻ.
" alt=""/>4 dấu hiệu sau khi uống rượu chứng tỏ suy gan đang tới gần